Ấn tượng đầu tiên của người dân về Bình Định là cái nôi của võ học. Ngoài ra, Bình Định còn nổi tiếng với những địa điểm tham quan du lịch và những món ngon vô cùng dân dã mang nét đặc trưng riêng từ nguyên liệu đến cách thức chỉ có ở Bình Định.
Ẩm thực của mỗi vùng miền đều có những nét đặc trưng, cách chế biến và hương vị phản ánh nếp sống văn hóa riêng. Đến với Bình Định, thực khách không khỏi ngạc nhiên trước những món ăn địa phương vừa ngon, vừa rẻ mà khó có thể tìm thấy ở nơi khác. Dưới đây là những món ngon nhất định phải thử khi đến vùng đất võ Bình Định:
Món ốc bình dân
Những quán ốc tại Quy Nhơn rất đáng để những du khách nên thử một lần chắc chắn sẽ không bao giờ quên. Đây là sản vật vốn có ở vùng biển nắng ấm này. Ốc được chế biến công phu và sạch sẽ với hàng chục món như: ốc sắt um, ốc mỡ um, ốc hương xào, ốc sắt luộc…
Món nem chả chợ huyện
Người Bình Định có câu ca dao:
“Tay cầm bầu rượu nắm nem
Mải vui quên hết lời em dặn dò”
Câu ca dao này đang ví von đặc sản của miền Trung đầy nắng và gió. Nem chợ huyện đã từ rất lâu rồi đã trở thành món ăn. Món quà không thể thiếu của những người Bình Định.
Nem chua được chế biến từ phần nạt của thịt heo đùi ngon nhất sau khi chọn lọc. Những lưu ý trong quá trình chọn thì là nên chọn những phần thịt không mỡ, không gân. Sau khi chọn xong thì những thớ thịt ngon nhất sẽ được xoay và quết nêm nếm gia vị. Để tạo thành những gói nem chua nhỏ nhắn nằm gọn trong tay người ăn. Sau đó đem gói lại bằng một lớp lá ổi non và công việc chúng tôi chỉ còn là chờ khoảng 3-4 ngày để cho nem chín tự nhiên nhờ quá trình lên men chua. Món này ngon nhất khi ăn kèm tỏi ớt, nước tương hoặc bạn cũng có thểm đem nướng lên cho thêm hấp dẫn.
Món bún song thằn An Thái
Từ xưa, bún song thằn An Thái là một trong số món ngon được tiến vua. Để có món ăn này thì phải có những bí quyết và phải bỏ nhiều công sức. Muốn có 1 kg bún thì cần tới 5 kg đậu xanh đãi lắng qua rất nhiều nước. Mà phải là nước sông Côn chảy qua làng An Thái mới đúng chất của nó.
Chuyện kể bắt đầu từ cái tên song thằn của bún. Có người bảo song thằn là song thần để tưởng nhớ đến 2 vị thần. Làm nên chất bún: nước sông Côn và đậu xanh. Sông Côn êm dịu chảy qua làng An Thái được tiếng có nước trong và ngọt. Người dân làng lấy nước này để đãi đậu làm bún.
Đối với những du khách được ăn thử loại bún này thì đã để lại ấn tượng khó phai trong lòng họ với vị ngon ngọt thanh tao, mát lành. Một điểm đặc biệt của loại bún này là dù nấu ở bất cứ điều kiện nào, để trong một khoảng thời gian bao lâu thì loại bún này không bao giờ mềm nhão và dính vào nhau.
Món tré
Cùng với nem chợ huyện thì tré cũng là một đặc sản của người Bình Định từ bao đời nay. Tré được làm từ thịt thủ heo luộc chín xắt nhỏ, trộn với mè, riềng, gia vị… rồi ủ trong một bó rơm vàng ươm. Chúng ta phải đợi khoảng 3-4 ngày sau thì quá trình lên men sẽ hoàn thành.
Thưởng thức món này cũng rất đơn giản: lột lớp rơm bọc ngoài là có thể ăn. Món này ăn ngon nhất khi ăn kèm với các các loại rau thơm như: rau ngò, rau thì là, cây mùi tây, cây hương thảo, tía tô đất, … du khách có thể ăn món này và nhâm nhi với rượu Bàu Đá là hết sẩy.
Món bánh xèo tôm nhảy
Loại bánh được làm từ bột gạo và tôm này. Không biết từ bao giờ đã trở thành một món ăn không thể thay thế. Trong ẩm thực người Bình Định. Tuy món này ở nước ta thì nơi đâu cũng có nhưng ở xứ Nẫu thì nó đã có một phiên bản “nâng cấp”. Một trong những địa điểm nổi tiếng của bánh xèo tôm nhảy là ở huyện Tuy Phước; cách TP.Quy Nhơn hơn 20 km cứ đến những ngày lễ tết là đông nghịt.
Người ta phải vất vả đi xa bởi vị bánh của bà làm hơn 40 năm nay không lẫn vào đâu được. Tôm lên khuôn dầu nóng còn búng lách tách. Bột được xay bằng cối đá và nước mắm thì chỉ nêm đường, ớt tỏi và xoài xanh.
Món bánh hỏi Bình Định
Khi nhắc đến du lịch Bình Định, không ít người nghĩ ngay đến vùng đất võ nổi tiếng từ ngàn xưa. Những bãi biển xanh mướt đầy cát trắng và cũng rất nhiều người nhắc đến các món ăn đặc sản nơi đây; trong đó có bánh hỏi Bình Định. Bạn sẽ phải ngạc nhiên rằng cuộn bánh hỏi thơm ngon mà bạn chuẩn bị thưởng thức lại được làm từ loại gạo xay từ lúa cũ.
Chính xác thì người ta sẽ vo gạo ngay từ chiều rồi ngâm với nước để cho nở đều rồi xay thành bột. Ngay từ khi gà gáy canh một, những người làm bánh hỏi Bình Định đã phải thức dậy. Để ráo bột cùng với một lượng nước vừa phải trên bếp bằng một ống tre thật to cho đến khi bột quánh lại. Sau công đoạn này, bột sẽ được lăn thành cây dài và bắt đầu trải qua công đoạn ép thành cây. Những cây bột tại giai đoạn này sẽ lần lượt được cho vào khuôn, một người ngồi trên sẽ đè bột chảy xuống dưới thành các sợi nhỏ. Một người khác sẽ phải bắt những sợi bột này rồi xếp chồng lên nhau.
Trên đây là những địa điểm gợi ý cho những người muốn có dự định du lịch tại Bình Định. Mcgdds hy vọng các bạn sẽ có những trải nghiệm du lịch thú vị.Xin cảm ơn!